Câu 17: Cho mẩu Fe vào dung dịch HNO3 thu được khí không màu nặng hơn không khí (sản phẩm khử duy nhất). Công thức của khí là

A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2.

Câu 18: Cho mẩu Cu vào dung dịch HNO3 thu được khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất). Công thức của khí là

A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2.

Câu 19: Cho mẩu Zn vào dung dịch HNO3 thu được khí X không màu (sản phẩm khử duy nhất). Nhiệt phân hỗn hợp NH4Cl và Ca(NO2)2 cũng thu được khí X. Công thức của khí là

A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2.

Câu 20: Cho hỗn hợp Al, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 không thấy khí bay ra, thu được dung dịch X. Chọn phát biểu không đúng.

  1. A. Dung dịch chứa 3 muối. B. Sản phẩm khử của Al và Zn là NH4NO3.
  2. C. Sản phẩm oxi hóa của HNO3 là NH4NO3.D. Sản phẩm oxi hóa của HNO3 là Al3+; Zn2+.

Câu 21: Cho hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp gồm hai khí không màu, không hóa nâu trong khí và dung dịch X. Chọn phát biểu không đúng là

  1. A. Hai khí đó là N2 và N2 B. Dung dịch X có thể chứa 3 muối.
  2. C. Dung dịch X không có NH4NO3. D. Dung dịch X còn dư HNO3.

Câu 22: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí Y (sản phẩm khử duy nhất). Nhiệt phân muối NH4NO3 thu được khí Y. Chọn phát biểu đúng.

  1. A. Khí Y là N2. B. Dung dịch chứa muối Fe(NO3)2.
  2. C. Dung dịch X chứa muối NH4NO3. D. Dung dịch X chứa muối Fe(NO3)3.

Câu 23: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và khí Y không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất) và chất rắn Z. Chọn phát biểu đúng.

  1. A. Khí Y là NO2. B. Dung dịch chỉ chứa muối Fe(NO3)2.
  2. C. Dung dịch X chứa muối NH4NO3. D. Dung dịch X chứa muối Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

Câu 24: Cho hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí Y có màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất). Chọn phát biểu đúng.

  1. A. Dung dịch X chứa muối Fe3+ và Cu2+. B. Dung dịch X chứa muối Fe2+ và Cu2+.
  2. C. Khí Y là NO. D. Dung dịch X chứa muối Fe3+, Fe2+ và Cu2+.

Câu 25: Cho hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HNO3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và khí Y có màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất) và chất rắn không tan Z. Chất Z không tác dụng với dung dịch HCl. Chọn phát biểu đúng.

  1. A. Chất rắn Z gồm Fe và Cu dư. B. Dung dịch X chứa muối Fe2+ và Cu2+.
  2. C. Khí Y là NO. D. Dung dịch X chứa muối Fe3+, Fe2+ và Cu2+.

Câu 26: Cho m gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ khối lượng 3:7) vào dung dịch HNO3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và khí Y có màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất) và 0,72m gam chất rắn không tan Z. Chọn phát biểu đúng.

  1. A. Chất rắn Z gồm Cu dư. B. Dung dịch X chứa muối Fe2+.
  2. C. Khí Y là NO. D. Dung dịch X chứa muối Fe2+ và Cu2+.

Câu 27: Cho m gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ khối lượng 4:6) vào dung dịch HNO3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và khí Y có màu không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất) và 0,52m gam chất rắn không tan Z. Chọn phát biểu đúng.

  1. A. Chất rắn Z gồm Fe, Cu dư. B. Dung dịch X chứa muối Fe2+.
  2. C. Khí Y là NO2. D. Dung dịch X chứa muối Fe2+ và Cu2+.

Câu 28: Cho m gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ khối lượng 8:2) vào dung dịch HNO3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và khí Y có màu không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất) và 0,2m gam chất rắn không tan Z. Chọn phát biểu đúng.

  1. A. Chất rắn Z gồm Fe, Cu dư. B. Dung dịch X chứa muối Fe2+.
  2. C. Khí Y là NO2. D. Dung dịch X chứa muối Fe2+ và Cu2+.

Câu 29: Cho các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mẩu Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.

Thí nghiệm 2: Cho mẩu Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội.

Thí nghiệm 3: Cho mẩu Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Thí nghiệm 4: Cho mẩu Ag vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng  là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 30: Cho các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mẩu Cr vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

Thí nghiệm 2: Cho mẩu Al vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

Thí nghiệm 3: Cho mẩu Au vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

Thí nghiệm 4: Cho mẩu Ag vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng  là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 31: Cho các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mẩu Cr vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

Thí nghiệm 2: Cho mẩu Al vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

Thí nghiệm 3: Cho mẩu Au vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

Thí nghiệm 4: Cho mẩu Ag vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng  là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 32: Cho các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mẩu Cr vào dung dịch HNO3 loãng.

Thí nghiệm 2: Cho mẩu Al vào dung dịch HNO3 loãng.

Thí nghiệm 3: Cho mẩu Au vào dung dịch HNO3 loãng.

Thí nghiệm 4: Cho mẩu Ag vào dung dịch HNO3 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng  là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 33: Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.  Hệ số tối giản đứng trước H2O khi phản ứng được cân bằng là

A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.

Câu 35: Cho phản ứng: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O.  Hệ số tối giản đứng trước H2O khi phản ứng được cân bằng là

A. 5. B. 10. C. 15. D. 20

Câu 36: Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.  Hệ số tối giản đứng trước H2O khi phản ứng được cân bằng là

A. 6. B. 9. C. 12. D. 15

Câu 37: Cho phản ứng sau: FeS + HNO3 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số tối giản của các chất sản phẩm là

A. 16 B. 17 C. 18 D.19

 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *